Chuyện bắt đầu từ buổi gặp nhau giữa các doanh nghiệp Nhật Bản cùng cơ quan quản lý của Việt Nam. Sau một hồi thương thảo và đàm phá, buổi họp kết thúc đúng mong muốn của đôi bên. Và chắc chắn ai cũng về trong bộ dạng thường thấy thì chẳng còn gì quan tâm. Đặc biệt ở chỗ, trước khi ra về, tất cả người Nhật đều cầm theo chai nước uống dở trên bàn. Thậm chí khi chai nước còn đúng một ngụm thôi họ cũng bỏ túi mang về. Đó thực sự là một hình ảnh đẹp, một nét văn hóa mà người khác cần học hỏi.
Và chúng ta, những người Việt cần hình thành những thói quen tương tự như vậy là điều cần thiết. Đừng ngại ngùng mắc cỡ khi mình mang theo chai nước còn dư, mà hãy tự hào rằng mình đang tiết kiệm cho bản thân, cho xã hội, cho nhân loại. Tài nguyên nước trên trái đất ngày càng cạn kiệt, nhiều nơi khan hiếm đến mức chết khát, hơn 180 triệu người trên thế giới lâm vào tình trạng thiếu nước.
Nhớ lại lần làm việc với phó giám đốc Công ty Daiwa, ông Nguyễn Văn Phú, trước khi ra về ông còn nhờ người mang nước ông đã uống dở trước đó về nhà. Ông còn đem tư tưởng đó để dạy lại toàn bộ nhân viên trong công ty. Quan niệm của ông là chúng ta phải biết tiết kiệm, nhưng không phải hà tiện. Chẳng hạn như nước uống dở, khi chúng ta để chúng trên bàn họp và rời đi, khả năng rất cao chúng sẽ bị tống hết vào thùng rác gần đó. Đó thực sự là sự phí phạm lớn.
Người Nhật quen với điều đó, nó trở thành một điều gì đó “bất di bất dịch” trong văn hóa nước bạn mà chẳng cần ai chỉ mặt, đặt tên hay nhắc nhở. Không riêng gì nước uống. mọi thứ khác như thức ăn, thực phẩm, vật dụng đều được người Nhật sử dụng với thái độ tương tự như vậy. Điều này thật rõ ràng đối với những người có dịp ghé thăm đất nước xứ hoa Anh Đào đúng không?. Tôi chính là một trong những người may mắn đó.
Suy cho cùng, mỗi một chúng ta không hà cớ gì để đi phán xét người Nhật quá chi li, quá hà tiện. Vì nói rõ ra, đó là tiết kiệm chứ không phải hà tiện.
Từ việc tiết kiệm ngụm nước cuối cùng, người Nhật còn tiết kiệm nhiều thứ hơn thế. Cứ tính theo cấp số nhân, bạn sẽ thấy được giá trị của sự tiết kiệm đó. Mỗi người chung tay một chút, kinh phí đầu tư cho nước uống giảm đi một chút, kinh tế xã hội tiêu tốn cho sinh hoạt của người dân sẽ giảm đi một chút. Điều đó chẳng phải quá tốt đẹp còn gì.
Chẳng lý do gì mà chúng ta không tìm ra nguyên nhân của việc Nhật Bản là một quốc gia có sự tăng trưởng nhanh mặc dù đất nước này không có nhiều ưu đãi về tự nhiên, địa lý, khoáng sản như Việt Nam ta. Ngoài ra, đây cũng là một cường quốc luôn bị “vùi” trong những cơn bão, động đất, sóng thần kinh hoàng. Hằng năm, vùng đất này vẫn thu hút sự ghé thăm của biết bao du khách thập phương đổ về. Không đơn thuần để du khách đến đây để thưởng ngoạn những cảnh sông nước hữu tình đâu, họ tới đây để xem người Nhật cư xử với nhau thế nào, văn hóa thường ngày của họ ra sao và cả cách họ tiết kiệm nước và tiết kiệm mọi thứ.
Bạn biết đấy, lượng nước sạch trên thế giới có xu hướng giảm dần, chất lượng nước nhiều người không đạt mức an toàn để con người sử dụng. Nhưng để sinh tồn “được ngày nào hay ngày đó” họ vẫn phải uống chúng đều đặn mỗi ngày. Ở Việt Nam, nước nhiễm mặn, nhiễm phèn, ô nhiễm tăng lên đáng kể. Song, hiểm họa từ nguồn nước này lớn vô kể. Nên việc tiết kiệm nước sạch, bảo vệ nước sạch không còn là trách nhiệm của một cá nhân, một tổ chức đó mà là quyền và nghĩa vụ của toàn bộ công dân trên thế giới.
Vẫn là những thông điệp mà chúng tôi nhắc đi nhắc lại để mọi người đều ghi nhớ “Nước vô giá nhưng không vô tận”.
Việc suy nghĩ “mình có nước sạch sử dụng là được, quan tâm người khác làm gì” hoàn toàn không đúng trong bất cứ hoàn cảnh nào. Vì hoàn cảnh đó có thể đảo ngược trong một thời gian rất rất ngắn. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào suy nghĩ của chính bạn. Những thế hệ con cháu của bạn sau này có nước sạch để sử dụng, để uống hay không hoàn toàn phụ thuộc vào hành động của bạn hôm nay.